Chào cả nhà,
Là một phụ nữ ở nhà chồng nuôi 100%, thú thực ban đầu tôi áp lực lắm. Song 2 năm trở lại đây, vì hoàn cảnh gia đình nên tôi buộc phải ở nhà hoàn toàn. Trước kia tôi có đi làm dù lương không cao nhưng nói chung vẫn có cái tiếng đi làm và lo được bỉm sữa cho con, chi tiêu lặt vặt cho mình. Nhưng từ khi tôi sinh con thứ 2, con tôi lại hay ốm đau nên vợ chồng bàn với nhau tôi ở nhà làm hậu phương để anh đi kiếm tiền lo cho cả gia đình.
Thời kỳ đầu, phải ở nhà ngửa tay xin tiền chồng chi tiêu mỗi tháng, tôi cứ thấy cực kỳ khó chịu và mất tự tin. Chồng tôi khi ấy, cũng chưa quen mọi chi tiêu không ai san sẻ nên lúc nào anh vui vẻ thì đưa. Còn lúc nào anh không vui vẻ thì lờ đi không đưa. Dù đã 2 con nhưng có vẻ anh không ý thức được mọi thứ tiêu tốn như nào trong gia đình này. Khi ấy tôi thấy mình chẳng khác nào người giúp việc thật sự trong nhà không hơn không kém.
![]() |
Thời kỳ đầu, phải ở nhà ngửa tay xin tiền chồng chi tiêu mỗi tháng, tôi cứ thấy cực kỳ khó chịu và mất tự tin. (Ảnh minh họa) |
Thấy cuộc sống quá là bi đát, tôi nhiều lần muốn phá bĩnh mặc kệ tất cả để đi làm trở lại. Dù đi làm lương có thấp, công việc không như ý thì tôi cũng sẽ cố gắng. Nói chung tôi muốn thoát khỏi cảnh sống ăn bám chồng này. Nhưng nhiều lần ngó nghiêng, đã nộp hồ sơ xin việc và phỏng vấn rồi, tôi lại quyết ở nhà để chăm con. Nhưng khi quyết làm một người vợ ăn bám đúng nghĩa, tôi muốn chồng phải tự nguyện đưa tiền cho tôi mà không chút kêu ca nào.
Để chồng phải thay đổi thái độ khi đưa tiền cho vợ mỗi tháng dù cho vợ ở nhà “ăn bám” thật, tôi đã cùng chồng trải qua rất nhiều buổi nói chuyện gay gắt có, chia sẻ thân tình có. Những lúc ấy, tôi thường nói với anh rằng, cuộc sống gia đình là cuộc sống chung, đôi bên cùng phải đóng góp chứ không phải tôi ở nhà là như ô sin hay nợ nần anh. Tất nhiên, ban đầu chồng tôi chưa thông và vẫn kiểu đưa tiền theo tâm trạng như trước. Tôi lại đề ra chiến dịch, nếu anh không vui vẻ khi vợ xin tiền thì tôi cũng không thèm xin nữa. Hôm ấy, có rau ăn rau, có muối ăn muối. Bên cạnh đó, tôi yêu cầu chồng đóng góp, phân chia rõ ra các khoản tôi phải chi cho gia đình này hàng tháng chứ không phải tôi bảo anh đưa tiền để chi cho cá nhân tôi.
Đầu tiên, tôi ngồi kê khai cụ thể các khoản chi cho gia đình đưa chồng xem. Khỏi phải nói, chồng tôi choáng váng lắm khi thấy danh sách những khoản chi tiêu lớn nhỏ hàng tháng này. Đúng là đàn ông nên chồng tôi cứ trên mây lắm. Hàng tháng anh nghĩ chỉ cần quẳng cục tiền rồi để mặc cho tôi lo hết chẳng cần biết trăm thứ phải chi tiêu.
Sau khi ngắm nghía danh sách các khoản cần thiết phải chi tiêu và số tiền cụ thể không thể hạ thấp hơn, chồng tôi đã tự nguyện nộp tiền mà không còn nghe thấy những thắc mắc sao vợ tiêu gì nhiều thế. Bởi vì anh biết, tôi không bớt xén bất cứ một khoản nào được. Và cũng vì chả bớt được nên chồng tôi cũng cứ thế mà nộp tiền thôi.
Đặc biệt, có lần thấy chồng tôi ngắm nghía danh sách chi tiêu ấy xong, anh còn quay sang hỏi tôi với vẻ mặt rất tội: “Thế trong danh sách này, em không mua sắm gì cho em à? Anh hỏi thế bởi chả thấy danh mục nào cho vợ anh cả”. Tôi vì tức giận và tủi thân nên vẫn không thèm đáp lại chồng. Nhưng chắc chồng tôi cũng để ý. Anh không nói thêm gì nữa song cứ cuối tháng, tôi thấy anh tặng phong bì cho vợ riêng. Anh bảo rằng số tiền 1 triệu trong phong bì này là anh dành riêng cho tôi tùy thích mua sắm cái áo hay mỹ phẩm nào đó.
Tóm lại, từ ngày tôi công khai được mọi khoản chi tiêu với chồng, từ đó chồng tôi mới biết xót vợ, thương vợ thật lòng. Anh không còn nói này nói nọ khi cuối tháng nộp thuế cho vợ nữa. Anh đã biết yêu chiều và biết vị thế của vợ trong gia đình tôi hơn.
![]() |
Từ ngày tôi công khai được mọi khoản chi tiêu với chồng, từ đó chồng tôi mới biết xót vợ, thương vợ thật lòng. Anh không còn nói này nói nọ khi cuối tháng nộp thuế cho vợ nữa (Ảnh minh họa) |
Đến giờ tôi đã ở nhà ăn bám chồng được 2 năm rồi. Vì con nhỏ lại hay ốm đau và không có ai phụ giúp nên tôi cũng không có thời gian làm thêm hoặc có thể đi làm. Mỗi tháng chồng nộp thuế chừng ấy, tay hòm chìa khóa, tôi cũng cố gắng chi tiêu sao cho hợp lý nhưng mọi thứ cứ leo thang khiến tôi chán ngán việc ở nhà.
Giờ tôi đang tính đi làm trở lại vì không thích phụ thuộc vào chồng. 2 năm ở nhà chỉ biết xin tiền chồng tiêu, tôi đã nhận ra một bài học cho bản thân rằng, dù được chồng thông cảm đến mấy, là phụ nữ, tôi vẫn nên chủ động về kinh tế. Bởi chỉ trong trường hợp ốm đau, sinh đẻ bất khả kháng không lao động được thì mới phải phụ thuộc vào chồng. Còn tôi là 1 người phụ nữ khỏe mạnh nên không muốn ở nhà ngửa tay xin tiền chồng mãi. Vì sớm muộn cái đà này, chẳng mấy chốc mà chồng chán và có khi đá tôi ra khỏi nhà sớm dù hiện giờ anh chưa có biểu hiện như vậy.
Những chị em nào ủng hộ tôi đi làm trở lại thì comment động viên để tôi có thêm động lực trước khi ra quyết định và thông báo với chồng?
(Theo Hồng Hạnh (Hà Đông) / MASK Online)" alt=""/>Vợ “ăn bám” vẫn cao tay bắt chồng “nộp thuế” hàng tháng"Hoàng thành Thăng Long thông báo thay đổi giá vé năm 2024. Từ ngày 1/1/2024, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội sẽ áp dụng giá vé tham quan mới như sau: 70.000 đồng đối với tất cả du khách trong nước và quốc tế, 35.000 đồng đối với người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên có giấy tờ chứng minh, học sinh, sinh viên từ 16 tuổi trở lên có thẻ học sinh/sinh viên, người ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, người có công với cách mạng", đại diện Trung tâm thông báo.
![]() |
Hoàng thành Thăng Long thông báo thay đổi giá vé trên fanpage. |
Việc thay đổi giá vé được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội. Theo đó, không chỉ di tích Hoàng thành Thăng Long thay đổi giá vé mà nhiều di tích khác trong địa bàn thành phố có sự biến động.
Cụ thể, phí tham quan một lượt với mỗi khách tới Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 70.000 đồng, đền Ngọc Sơn 50.000 đồng, Nhà tù Hỏa Lò 50.000 đồng, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 100.000 đồng, Cổ Loa 30.000 đồng, chùa Hương 120.000 đồng, đền Quán Thánh 10.000 đồng, làng cổ Đường Lâm 20.000 đồng, chùa Thầy 10.000 đồng và chùa Tây Phương 10.000 đồng.
![]() |
Di tích Nhà tù Hỏa Lò tăng phí tham quan từ 30.000 đồng lên 50.000 đồng. |
Nghị quyết cũng quy định không thu phí vào ngày Di sản văn hóa 23/11 đối với tất cả di tích, không thu phí ngày giỗ Thánh 20/8 âm lịch, các ngày mồng Một âm lịch hàng tháng trong năm tại di tích đền Ngọc Sơn, không thu phí ngày 30 và mồng 1, 2 Tết Nguyên đán, ngày lễ Phật Đản (15/4 âm lịch) tại chùa Hương, không thu phí các ngày 30 tháng Chạp âm lịch, ngày mùng 1, 2 Tết Nguyên đán tại đền Quán Thánh, chùa Tây Phương, chùa Thầy, làng cổ Đường Lâm.
Trước đó, theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội phí tham quan một lượt với mỗi khách tới Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám là 30.000 đồng, di tích đền Ngọc Sơn 30.000 đồng, di tích Nhà tù Hỏa Lò 30.000 đồng, Trung tâm Hoàng thành Thăng Long 30.000 đồng, di tích Cổ Loa 10.000 đồng, di tích chùa Hương cao nhất 78.000 đồng...
Như vậy, hầu hết phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa của Hà Nội đều tăng giá.
(Theo Tiền Phong)
" alt=""/>Nhiều di tích tại Hà Nội tăng phí tham quanÔng Suwat cho biết sẽ không thẩm vấn bà Krisanong thêm vì không có vấn đề khác cần làm rõ. Cảnh sát đưa bà đến Tòa án hình sự về Tham nhũng và hành vi sai trái ngày 18/11 để xin lệnh tạm giam lần đầu. Cơ quan điều tra phản đối việc bảo lãnh vì lo ngại bà có thể can thiệp vào chứng cứ hoặc đe dọa nhân chứng.
Bà Krisanong bị cáo buộc với 2 tội danh: tống tiền và làm trung gian nhận hối lộ. Hành vi phạm tội của bà là đe dọa để tống tiền nhóm lãnh đạo thuộc The Icon Group với số tiền 750.000 baht (547 triệu đồng) vào giữa năm ngoái.
Vụ việc bà Krisanong có liên quan đến nam diễn viên Ratthaphum Tokhongsap (Film) đòi 20 triệu baht (14,5 tỷ đồng) từ The Icon Group sẽ được cảnh sát thảo luận thêm.
Bà Krisanong bị bắt giữ:
Video: Khaosod
Theo Khaosod